Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật doanh nghiệp về đối tượng nhận chuyển nhượng, trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng.
Công ty cổ phần có thể gián tiếp bán cổ phần của mình thông qua thị trường chứng khoán. Khi đó, công ty phải hội đủ các điều kiện do pháp luật về chứng khoán quy định. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần. Việc bán, chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua việc chuyển giao cổ phiếu. Trong trường hợp này, quyền sở hữu của người mua được xác nhận thông qua việc ghi vào Sổ đăng ký cổ đông. Việc chuyển nhượng cổ phần chỉ có hiệu lực đối với công ty khi họ tên, địa chỉ, số lượng cổ phần được ghi vào Sổ đăng ký cổ đông.
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, Khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông”
Tuy nhiên, quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về việc chuyển nhượng vẫn còn nhiều bất cập. Tình huống sau đây sẽ làm rõ những vấn đề này:
Tình huống: Công ty cổ phần X là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước tháng 08/2006, trong đó ông Nguyễn Văn A là một cổ đông sáng lập sở hữu 1,3% cổ phần. Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, ông Nguyễn Văn A tiến hành mua gom cổ phần của người lao động trong công ty, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông lên đến 31,4%. Sau khi thanh toán xong các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, ông Nguyễn Văn A làm đơn đề nghị Hội đồng quản trị điều chỉnh lại Sổ đăng ký cổ đông để ghi nhận mình sở hữu 31,4% số cổ phần này. Hội đồng quản trị công ty từ chối với lý do: “(1)Theo Luật Doanh nghiệp cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (2)Người bán là người đề nghị sửa đổi chứ không phải người mua”. Ông Nguyễn Văn A đến gặp và hỏi chuyên gia tư vấn các câu hỏi sau:
- Các lý do mà Hội đồng quản trị từ chối đúng hay sai?
- Việc đăng ký thay đổi thông tin trong sổ đăng ký cổ đông có thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị không?
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, cổ đông có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình không?
- Cổ đông có thể trực tiếp đề nghị Người đại diện theo pháp luật của công ty (Giám đốc) sửa đổi tỷ lệ cổ phần tại Sổ đăng ký cổ đông mà không cần phải thông qua Hội đồng quản trị có được không?
Trong trường hợp trên, lý do thứ nhất mà Hội đồng quản trị từ chối là không đúng vì người mua và người bán đều là cổ đông sáng lập nên được tự do chuyển nhượng cho nhau. Tuy nhiên, lý do thứ hai mà Hội đồng quản trị từ chối là có căn cứ vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 449 Bộ luật dân sự thì “Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán”.
Việc đăng ký thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông thuộc thẩm quyền của ai là do Điều lệ công ty và các quy chế quản lý nội bộ công ty quy định. Nếu Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ công ty không quy định thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005 thì: “Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông”
Hiện nay theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì cổ đông không có quyền khởi kiện Hội đồng quản trị. Tuy nhiên trong trường hợp trên, cổ đông lại có quyền khởi kiện công ty vì công ty đã vi phạm quyền của cổ đông.
Cổ đông có ý kiến gì về quyền lợi của mình thì chỉ cần yêu cầu pháp nhân là công ty thực hiện. Còn công ty phân công trách nhiệm cho cơ quan, bộ phận nào là công việc nội bộ của các cơ quan, bộ phận đó. Cho nên, khi có yêu cầu gì đối với công ty thì cổ đông có thể gửi đến người đại diện theo pháp luật vì người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi của pháp nhân.
Download tài liệu mua bán cổ phần:
1.CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN 3-chuyen-nhuong-co-phan
2. THỎA THUẬN QUYỀN MUA 38-thoa-thuan-quyen-mua
3. ĐỀ XUẤT MUA MỘT DOANH NGHIỆP 42-de-xuat-mua-mot-doanh-nghiep
4. THỎA THUẬN CỔ PHẦN 55-thoa-thuan-co-phan
5. THỎA THUẬN MUA CỔ PHẦN 56-thoa-thuan-mua-co-phan
Để lại Email để nhận trọn bộ tài liệu quản lý tài chính!
SIKIDO chúc các anh chị CEO có phương pháp QUẢN TRỊ doanh nghiệp THÀNH CÔNG!
Thông tin liên hệ Thiết kế website tại SIKIDO:
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO SIÊU KINH DOANH
Địa chỉ: 36 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 028.6294.1556 - Zalo 0835546839
Email: hotro@sikido.vn - kythuat@sikido.vn
Website: https://sikido.vn
Khách hàng mới ký hợp đồng với SIKIDO
Anh Khang sau khi tk web tại SIKIDO đã giới thiệu khách sử dụng 21/11/2024
Chị Tuyết đã tin tưởng ký web in ấn sau khi được SIKIDO tư vấn... 21/11/2024
Chị Uyên thiết kế web saloc tóc tại SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Hùng sử dụng dịch vụ thiết kế web trọn gói với SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Tân thiết kế web bán thực phẩm chức năng với SIKIDO ngày 21/11/2024
Câu chuyện thành công khi hợp tác với SIKIDO