Khi thất bại trong kinh doanh, các nhà doanh nghiệp thường chỉ biết đổ tại cho 2 yếu tố là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do mình thiếu vốn. Để chống lại sự thất bại hay phá sản, thực tế chỉ có một phương thức duy nhất: nhà doanh nghiệp phải có ý thức nhanh chóng rút ra bài học từ những thất bại trước đó.
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO SIÊU KINH DOANH
Địa chỉ: 213/14 Đường Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 028 62941556
Kinh doanh không thể không tránh được những lúc làm ăn thua lỗ hay thất bại trên thương trường. Điều quan trọng là các doanh nghiệp biết từ những thất bại đã mắc phải để “đứng lên” và thành công hơn trong các kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Có thế doanh nghiệp mới tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường vốn ngày một cạnh tranh “khốc liệt” hơn.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, trong số các doanh nghiệp phá sản trong 3 năm đầu có đến gần 95% doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng (tức doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với nước ta khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong một năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phá sản trong 3 năm đầu:
Quan trọng nhất. Không biết quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu
Truyền thông có quyết định lớn đến việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty. Hiện nay, nhiều đơn vị khởi nghiệp nhỏ vẫn còn e ngại với khoản tiền chi cho quảng cáo, marketing và nghĩ rằng sau này làm vẫn kịp. Quy tắc vàng trong kinh doanh: ''Bỏ qua yếu tố truyền thông là điều không nên.''
Ngay từ đầu, các bạn nên tìm những chuyên gia về marketing để có được định hướng truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp nếu bạn không chuyên về lĩnh vực này. Ngoài ra những yếu tố về áp dụng công nghệ tiên tiến, internet, thiết lập website, quan hệ với các đối tác… đều cần phải tìm hiểu cẩn thận. Việc định hướng này sẽ giúp các bạn giảm thiểu chi phí và loại bỏ nhiều sai lầm, rủi ro trong hoạt động nâng cao thương hiệu.
Tại các công ty thành công hàng đầu trên thế giới, với họ marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Họ hiểu rằng lợi thế cạnh tranh từ marketing chỉ có thể có được từ năng lực marketing của cả một doanh nghiệp, chứ không thể là năng lực của một vài cá nhân. Đặc biệt là nếu bạn xem nhẹ hoạt động Marketing, không biết cách xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường, sẽ dẫn đến việc không thể cạnh tranh trước đối thủ, bạn mất dần khách hàng và doanh thu của công ty ngày càng tụt dốc.
Hoặc làm qua loa đại khái cho có là chính là lý do không tồn tại được.
1. Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh
Năng lực kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng của sản phẩm và đưa ý tưởng vào thực tế thị trường. Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên của mỗi doanh nghiệp, các yếu tố khác không thể thay thế và chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí, ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cả các sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể. Sẽ chẳng giúp ích được gì cho nhà doanh nghiệp nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật sự nhưng sau đó không duy trì được lâu dài.
Khởi nghiệp thành công hay không, mấu chốt nằm ở chỗ dịch vụ hoặc sản phẩm có giá trị với khách hàng hay không. Doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn và nguồn lực.
2. Sai mô hình kinh doanh
Một số nguyên nhân khác nữa như doanh nghiệp chọn sai mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu một cách đơn giản là tổng hợp tất cả yếu tố cấu tạo nên doanh nghiệp của bạn như khâu sản xuất, vận hành, quảng cáo, phân phối, đối tác, khách hàng,…để giúp cho bạn kiếm được doanh thu. Việc đầu tiên khi bắt tay vào kinh doanh đó là xây dựng cho mình mô hình kinh doanh đúng đắn.
Đối với bất cứ mô hình nào cũng được bắt nguồn từ những ý tưởng và để có ý tưởng độc đáo, chuẩn không cần chỉnh thì việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết. Dù sản phẩm, dịch vụ của bạn có tốt đến đâu, có lợi như thế nào nhưng thị trường tiêu dùng chưa có nhu cầu ở hiện tại và tương lai gần, thì mô hình kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng bị phá hủy do không thu được nguồn vốn lại.
Vấn đề mô hình kinh doanh nhìn thì tưởng đơn giản nhưng nhiều người khởi nghiệp khi muốn huy động vốn nói cả nửa ngày vẫn không nói rõ được sản phẩm mà anh ta kinh doanh là sản phẩm gì, hướng đến đối tượng khách hàng nào, giải quyết vấn đề gì, thu nhập từ nguồn nào? Hơn thế nữa, không chỉ tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng mà còn phải phân tích, đánh giá về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng mà mình sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh. Nếu chưa thể hoàn tất các điều này thì chứng tỏ bạn chưa làm rõ mô hình kinh doanh của mình là gì.
Thông thường, mô hình kinh doanh càng dễ bắt tay vào làm thì lợi nhuận đem lại càng thấp, mô hình kinh doanh càng làm càng dễ, thì sụp đổ cũng nhanh. Bên cạnh đó, hiểu và phân tích được yếu tố tài chính thì bạn sẽ có những giải pháp phù hợp cho kinh doanh từ khởi nghiệp, đầu tư, huy động nguồn vốn hay điều hành hoạt động công ty. Việc tạo ra doanh thu cũng là yếu tố đánh giá mô hình kinh doanh quan trọng.
3. Thiếu kinh nghiệm quản lý, không biết cách dùng người
Doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu doanh nghiệp, khi chủ doanh nghiệp không có tầm nhìn đưa ra chiến lược sai hoặc không biết cách dùng người, doanh nghiệp sẽ phải trả giá.
Khi chủ DN nhỏ thiếu các kỹ năng quản lý cần thiết để điều hướng, quản lý công việc kinh doanh lên tầm cao hơn thì dự án kinh doanh do người đó phụ trách dễ dàng bị thất bại. Người quản lý DN phải có khả năng xử lý hiệu quả các công việc liên quan đến nhân viên, dòng tiền, mô hình kinh doanh hoặc ít nhất có khả năng thuê một người quản lý tốt để thay mình làm những việc đó. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chủ DN nhỏ vẫn chưa có kinh nghiệm và cũng chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
Đây là căn nguyên chủ yếu, bắt nguồn từ sự ỷ lại, lo ăn chơi không chịu nghiên cứu học tập hoặc lạnh lùng trong việc chưa đề cập người lãnh đạo doanh nghiệp không sở hữu kinh nghiệm quản lý, không hiểu biết thương trường, hậu quả tất yếu là không trụ vững trong thời kỳ điều hành quản lý, hoặc chệch hướng kinh doanh, lao vào các doanh vụ vượt quá khả năng của mình, điều chắc chắn thất bại sẽ xảy ra.
4. Sử dụng quá nhiều nhân viên
Chi phí cho nhân viên ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn và gần như cố định với các doanh nghiệp. Nếu không sử dụng và bố trí nhân viên một cách hợp lý thì việc trả lương là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp có biến động xấu thì việc giảm kịp thời nhân viên sẽ cứu doanh nghiệp khỏi bị phá sản.
Có thể các nhà quản lý vĩ mô, người làm chính sách chế độ không thích thú điều này nhưng thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp sớm giảm bớt nhân sự là những doanh nghiệp thành công. Khi một doanh nghiệp thất bại vì có quá nhiều nhân viên, người ta không quan tâm vì lý do xã hội hay không có khả năng quản lý và điều hành nhân viên.
5. Doanh nghiệp ít vốn vay nợ quá nhiều
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nhận biết quá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khối lượng tín dụng phải hoàn trả mới quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi quyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đòn quyết định làm cho doanh nghiệp chóng bị phá sản.
6. Quá xem nhẹ những thua lỗ ban đầu
Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng việc kinh doanh thua lỗ trong những năm đầu tiên thành lập là không thể tránh khỏi. Do đó thường xem nhẹ những kết quả kinh doanh thua lỗ lúc ban đầu, không chú trọng tìm hiểu nguyên nhân. Khi nhận biết thì đã quá muộn, doanh nghiệp có thể trên bờ phá sản. Trên thực tế, diễn biến thị trường, khách hàng, kết quả kinh doanh không hoàn toàn theo dự kiến và kế hoạch kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp. Nếu kết quả thua lỗ ban đầu nằm trong trù tính trước thì nguyên nhân thua lỗ vẫn nằm ngoài dự báo. Không phát hiện, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ và không có những biện pháp điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp càng làm chính sách kinh doanh sai lầm tiếp tục và dẫn đến nguy cơ thất bại.
7. Chỉ nghĩ đến doanh số
Rất nhiều nhà doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh mở rộng qui mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn. Doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn, hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tổ chức và điều hành quy mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phát sinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị sao nhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có. Làm gì với số tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? Doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy.
Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận. Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.
8. Quá tin vào người khác
Nhiều doanh nghiệp thất bại và phá sản chỉ vì một nguyên nhân đơn giản là quá tin vào người khác. Họ đủ các đối tượng, từ nhà tài trợ, đối tác, nhân viên của chính doanh nghiệp đến khách hàng. Ví dụ, nếu quá tin vào ngân hàng khi bắt đầu đầu tư, nhưng nửa chừng ngân hàng lại quyết định không cho vay tiếp. Quá tin vào nhân viên của mình, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ, thậm chí phải nhờ pháp luật hỗ trợ. Doanh nghiệp quá tin vào khách hàng cũng có thể bị từ chối nhận hàng, không chịu thanh toán đủ và đúng hạn. Một doanh nghiệp khi hợp tác, liên kết kinh doanh với bạn hàng, đối tác thường quá tin tưởng, thậm chí phó mặc cho họ. Thực ra cuối cùng, tất cả là do thiếu cẩn trọng, không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Người chịu hậu quả chính là doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến phá sản.
9. Không lập quỹ dự phòng tài chính
Kể cả những nhà doanh nghiệp có tài nhất cũng không tránh khỏi có những lúc phán đoán sai diễn biến của thị trường hay có những lúc chịu bất lực trước một biến động mang tính rủi ro. Những lúc đó doanh nghiệp nhất thiết phải có những dự phòng tài chính nhất định, được tích lũy từ lợi nhuận những năm trước. Kinh nghiệm cho thấy, nếu có biến động, tác động kinh tế lớn thì các ngân hàng, các nhà tài trợ cũng bị ảnh hưởng và họ cũng hạn chế cho vay. Kể cả khi ngân hàng không bị ảnh hưởng thì họ cũng rất cẩn trọng và không đầu tư vào các lĩnh vực đang có rủi ro. Có nguồn dự trữ tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào ngân hàng và tự mình vượt qua những lúc khó khăn, tránh được nguy cơ phải bán một phần hay toàn bộ doanh nghiệp.
10.Không biết quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu
Truyền thông có quyết định lớn đến việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty. Hiện nay, nhiều đơn vị khởi nghiệp nhỏ vẫn còn e ngại với khoản tiền chi cho quảng cáo, marketing và nghĩ rằng sau này làm vẫn kịp. Quy tắc vàng trong kinh doanh: ''Bỏ qua yếu tố truyền thông là điều không nên.''
Ngay từ đầu, các bạn nên tìm những chuyên gia về marketing để có được định hướng truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp nếu bạn không chuyên về lĩnh vực này. Ngoài ra những yếu tố về áp dụng công nghệ tiên tiến, internet, thiết lập website, quan hệ với các đối tác… đều cần phải tìm hiểu cẩn thận. Việc định hướng này sẽ giúp các bạn giảm thiểu chi phí và loại bỏ nhiều sai lầm, rủi ro trong hoạt động nâng cao thương hiệu.
Tại các công ty thành công hàng đầu trên thế giới, với họ marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Họ hiểu rằng lợi thế cạnh tranh từ marketing chỉ có thể có được từ năng lực marketing của cả một doanh nghiệp, chứ không thể là năng lực của một vài cá nhân. Đặc biệt là nếu bạn xem nhẹ hoạt động Marketing, không biết cách xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường, sẽ dẫn đến việc không thể cạnh tranh trước đối thủ, bạn mất dần khách hàng và doanh thu của công ty ngày càng tụt dốc.
Hoặc làm qua loa đại khái cho có là chính là lý do không tồn tại được.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả các hoạt động của chiến lược marketing online đều nhằm mục đích đưa khách hàng đi đến hành động cuối cùng là đặt hàng thông qua website. Để tạo được hiệu quả tốt nhất và hỗ trợ tối đa cho kết quả sau cùng, website doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu của một thiết kế website chuyên nghiệp:
Để chiến dịch marketing online bằng website diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý và tận dụng tối ưu những bí quyết trên. Bên cạnh đó không ngừng nghiên cứu sự thay đổi của các xu hướng, thuật toán của các công cụ tìm kiếm để mang lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
SIKIDO SẼ GIÚP BẠN LÀM ĐIỀU ĐÓ
Chúng tôi sẽ định hướng truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn
Thiết kế web - Cung cấp host, domain - Quản trị Web - Tối ưu hóa Web
Thông tin liên hệ Thiết kế website tại SIKIDO:
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO SIÊU KINH DOANH
Địa chỉ: 36 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 028.6294.1556 - Zalo 0835546839
Email: hotro@sikido.vn - kythuat@sikido.vn
Website: https://sikido.vn
Khách hàng mới ký hợp đồng với SIKIDO
Anh Khang sau khi tk web tại SIKIDO đã giới thiệu khách sử dụng 21/11/2024
Chị Tuyết đã tin tưởng ký web in ấn sau khi được SIKIDO tư vấn... 21/11/2024
Chị Uyên thiết kế web saloc tóc tại SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Hùng sử dụng dịch vụ thiết kế web trọn gói với SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Tân thiết kế web bán thực phẩm chức năng với SIKIDO ngày 21/11/2024
Câu chuyện thành công khi hợp tác với SIKIDO