"Thông điệp cho doanh nghiệp: Hãy là những chú Tắc Kè Hoa"

0 Lượt xem
Tin tức

Trong cuộc gặp mới đây giữa Thủ Tướng Chính Phủ với các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu thế giới, ý kiến chung đều đưa ra đề nghị Chính phủ giảm thuế, giãn nợ, và các chính sách giảm lãi suất..., ít có thể thấy được tập đoàn nào báo cáo Chính phủ các giải pháp để tự cứu lấy mình.

Thực tế cho thấy rằng trước hết các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước khi “ông trời” cứu bạn thông qua triết lý “tắc kè hoa”: phải tự mình thay đổi, tự thích nghi với môi trường kinh doanh mới để có thể tồn tại.

 

 

Khủng hoảng kinh tế trong mùa dịch Covid-19 đã để lộ ra một nhược điểm hết sức chết người của đại đa số phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đó là tư duy kinh doanh theo kiểu “thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào” cộng thêm theo đó là thói quen “đổ hết trứng vào một rổ”. Nhiều doanh nghiệp cứ mắt nhắm, mắt mở rồi chạy theo thị trường, thấy doanh nghiệp khác làm ăn được thì liền nhảy vào tranh phần.

 

Ngành du lịch đã từng có thời kỳ rầm rộ tập trung vào lượng du khách Nga, sau đó là Trung Quốc rồi tới Hàn Quốc mà bỏ rơi những thị trường tiềm năng khác. Nhiều thành phố du lịch lớn của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, đã mọc lên hàng ngàn homestay khách sạn từ lớn đến nhỏ, vì chạy theo phong trào bất kể dù được cảnh báo lượng cung đã vượt cầu.

Tương tự đối với ngành nông nghiệp, khi thấy thị trường Trung Quốc rộng lớn, dễ tính, không bị kiểm soát gắt gao về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, thực phẩm, còn những gì hiện tại bản thân đang làm lại thấy quá khó để thâm nhập vào thị trường Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản... mà lợi nhuận thu về lại không cao, nên nhiều doanh nghiệp đã bỏ cuộc rồi nhảy vào làm ăn với Trung Quốc.

 

 

Trong các ngành công nghiệp khác cũng xảy ra vấn đề và tình trạng tương tự, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn các nguồn nguyên vật liệu từ duy nhất một nhà cung ứng với lý do giá thành rẻ, nên khi nhà cung ứng gặp trục trặc thì doanh nghiệp liền chịu thiệt hại rất nặng nề, chưa kể có những doanh nghiệp lâm vào tình cảnh phá sản.

Khủng hoảng kinh tế vì dịch COVID-19 cho thấy những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất, và những doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản là các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu bỏ trứng vào một rổ: nghĩa là phụ thuộc phần lớn vào một thị trường và một nhóm khách hàng. Nguyên tắc kinh doanh 80/20 cho thấy 80% doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp thường đến từ 20% lượng khách hàng chủ chốt của họ, tuy nhiên những doanh nghiệp biết cách quản trị tốt là những doanh nghiệp vẫn duy trì mối quan hệ làm ăn tốt với 80% khách hàng thứ yếu còn lại, để trường hợp  khi xảy ra khủng hoảng thì chính 80% lượng khách hàng thứ yếu đó cũng sẽ là chỗ dựa và chiếc phao cứu sinh cho doanh nghiệp trong giai đoạn lâm vào khó khăn.

 

 

Nhiều nhà kinh tế đã lấy hình tượng con tắc kè hoa: ý nghĩa là chúng luôn thay đổi để thích nghi được với mọi môi trường sống, kể cả nhiệt độ hay ánh sáng; luôn thay đổi chính bản thân mình để đối phó với các mối đe dọa. Các chủ doanh nghiệp cũng cần thấm nhuần triết lý tư tưởng này để ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp dù thành công thế nào vẫn phải luôn có nhiều kịch bản để có thể ứng phó và thích nghi với mọi môi trường kinh doanh. Dịch bệnh cũng chỉ là một trong những yếu tố để làm thay đổi môi trường kinh doanh. Những thay đổi về thể chế, pháp luật, thuế khóa... cũng rất thường xuyên xảy ra nên doanh nghiệp dù trong bất cứ tình huống nào cũng phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó, thích nghi với sự thay đổi để tồn tại, đứng vững và phát triển.

 

Vậy thì trong điều kiện khó khăn khi dịch bệnh dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ như hiện nay, doanh nghiệp cũng phải lập tức tự thay đổi để cứu lấy mình. Không thể đổ lỗi hết cho thị trường bất lợi để lý giải cho sự yếu kém, không thay đổi để thích nghi của doanh nghiệp mình.

 

Đầu tiên, trong cơn khủng hoảng như hiện nay doanh nghiệp cần nghiêm túc rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, trong đó xem xét và cắt giảm các chi phí bất hợp lý, cắt giảm các phòng ban đơn vị, chi nhánh nếu xét lại thấy làm ăn không hiệu quả; giảm giá thành sản xuất thông qua việc tìm kiếm các nhà cung ứng, thầu phụ cung cấp dịch vụ, các nguyên vật liệu với giá thành rẻ hơn, hợp lý hơn.

Thông thường cách làm của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn là hàng năm họ luôn có một danh sách tập hợp các nhà cung ứng, nhà thầu phụ (Supplier/Subcontractor list) theo thứ tự ưu tiên để chọn lựa. Cách làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp không hoàn toàn phụ thuộc vào một nhà cung ứng duy nhất và ít bị ảnh hưởng nếu xảy ra khủng hoảng vì họ luôn có nhiều sự lựa chọn. Chính trong lúc khủng hoảng đình trệ như hiện nay mới là cơ hội để doanh nghiệp có dịp rà soát, phát hiện ra các khoản chi phí bất hợp lý, lãng phí tiềm ẩn lâu nay.

 

 

Mở rộng thị trường và các nhóm đối tượng khách hàng cũng là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khủng hoảng và phân tán các rủi ro khi xảy ra khủng hoảng. Doanh nghiệp phải sẵn sàng trước việc chấp nhận doanh thu, lợi nhuận biên sẽ thấp hơn đối với các thị trường mới, khách hàng mới và phải duy trì thường xuyên các thị trường, khách hàng này vì chính họ là nhóm giúp cân bằng nguồn thu và hoạt động sản xuất kinh doanh khi doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng.

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải lập tức điều chỉnh ngay chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình theo hai kịch bản: kịch bản vượt qua khủng hoảng và kịch bản hậu khủng hoảng. Với kịch bản vượt qua khủng hoảng, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức có thể chấp nhận được, không đặt lợi nhuận lên trên đầu nữa, thậm chí chấp nhận thua lỗ từng giai đoạn để có thể giữ được nguồn nhân lực chủ chốt của công ty, giữ được thị trường và khách hàng.

 

Với kịch bản hậu khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị tâm thế vững chắc khi thị trường bùng nổ trở lại sau dịch, tận dụng nắm bắt được thời cơ để phát triển, hồi phục. Nếu thay đổi một cách thái quá: mạnh tay cắt giảm tiền lương, sa thải nhân viên hàng loạt, đóng cửa nhà máy, xưởng... sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất đi cơ hội khi thị trường dần hồi phục sau dịch vì doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn lực cần thiết để phục vụ sản xuất.

 

Chính phủ hiện đã sẵn sàng các gói hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ trong thời gian sắp tới. Vấn đề là doanh nghiệp sẽ tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào cho tối ưu hiệu quả để duy trì, phục hồi, đồng thời phát triển doanh nghiệp.

Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nên lập tức chuẩn bị kế hoạch chi tiết để “giải cứu” mình thông qua các gói hỗ trợ của Chính phủ, đừng để dẫn đến tình trạng sau này lại ngước trời than vãn: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống” gây thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp và Nhà Nước.

 
0

         

có 0 đánh giá

5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá

Thành công

hello

Lỗi

hello

 

Thông tin liên hệ Thiết kế website tại SIKIDO:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO SIÊU KINH DOANH

Địa chỉ: 36 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 028.6294.1556 - Zalo 0835546839

Email: hotro@sikido.vn - kythuat@sikido.vn

Website: https://sikido.vn

 

 

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

REVIEW CÔNG TY SIKIDO - ĐƠN VỊ THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP

REVIEW CÔNG TY SIKIDO - ĐƠN VỊ THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP

Công ty SIKIDO là một trong những đơn vị hàng đầu trong...
Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Tân Phú

Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Tân Phú

Thiết kế app quận Tân Phú được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn là một phương pháp...
Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp tại Thủ Đức

Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp tại Thủ Đức

Quận Thủ Đức là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều...
Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Phú Nhuận

Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Phú Nhuận

Quận Phú Nhuận là một quận đông dân và phát triển kinh tế mạnh mẽ của thành phố...
Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Bình Tân

Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Bình Tân

Thiết kế app quận Bình Tân cho doanh nghiệp là cần thiết nếu doanh nghiệp muốn phát triển...
Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Tân Bình

Dịch vụ thiết kế app cho doanh nghiệp quận Tân Bình

Tân Bình là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông và...