Không có gì ngạc nhiên khi sự phát triển của thương mại điện tử có những bước tăng trưởng ‘thần tốc’ trong đại dịch. Khi các lệnh giãn cách xã hội được thực thi, mọi người dần chuyển sang mua sắm tiêu dùng trực tuyến nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu bán lẻ và thích nghi trong trạng thái ‘bình thường mới’.
Người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến tại nhà nhiều hơn đã tạo cơ hội cho các thương hiệu bán lẻ trực tuyến tăng trưởng và tiến gần với người tiêu dùng hơn.
Xét trên 3 xu hướng chính ảnh hưởng đến ngành thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á, cũng như cách các thương hiệu kết nối với các xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng, dưới đây là 3 xu hướng mới cho thấy tương lai của ngành thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á mà các marketers cần biết để có những điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.
Hạn chế di chuyển trong khu vực Đông Nam Á đã làm giảm doanh thu của các cửa hàng bán lẻ vật lý, đồng thời làm tăng nhu cầu tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên ghi nhận tại Việt Nam và Thái Lan cho thấy người dân vẫn tích cực đến các cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng vật tư y tế, hiệu thuốc.
Ngay cả khi lệnh giãn cách xã hội ở một số quốc gia tại ĐNA đã hết hiệu lực, lượng người dùng tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo vẫn tăng trưởng tốt. Thực tế cho thấy, tại Thái Lan đã tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái, Malaysia (+32%), Việt Nam (+13%) với những mức độ quan tâm tích cực.
Đó cũng là lý do tại sao việc xây dựng và thiết lập một chiến lược bán lẻ trực tuyến lại có vai trò rất quan trọng. Việc đầu tư vào tối ưu hóa các sản phẩm thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số có thể sẽ nâng tầm trải nghiệm của người dùng cũng như những tiện ích khác cho khách hàng.
Với những người ít đến các cửa hàng, đây sẽ là cơ hội cho các nhà quảng cáo gia tăng độ phủ và tăng trưởng doanh số. Bạn hãy cân nhắc đến các chương trình khuyến mại để khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi lần mua sắm.
Những tháng gần đây báo cáo đã ghi nhận một số lượng lớn người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm trên các trang web thương mại điện tử, điều mà trước khi giãn cách xã hội họ chưa từng làm.
Tại Singapore, 24% người tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách ly đều là người mua mới, 32% người Indonesia trong thời gian giãn cách xã hội cho biết, trước đó họ đã không mua hàng trên bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào và sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng này không đơn thuần chỉ mang tính ngắn hạn trong thời gian đại dịch.
Trên thực tế, 74% những người lần đầu mua sắm trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội ở Singapore cho biết họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến trong tương lai. Đây không chỉ là những con số tăng trưởng thú vị mà còn cho thấy sức mua của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến đang tăng trưởng rõ rệt.
Jo Bjordal, giám đốc tiếp thị của Zalora Group cho biết: “Chúng tôi đã phục vụ cho những khách hàng lần đầu tiên mua sắm online và nhận thấy sự gia tăng của những khách hàng cũ quay trở lại mua sau hơn 1 năm”.
SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA KHÁCH HÀNG MỚI NÀY CHƯA TỪNG XẢY RA TRONG QUÁ KHỨ, VÀ CHÚNG TÔI THẤY ĐÂY LÀ GIÁ TRỊ LÂU DÀI ĐÁNG KỂ CHO THƯƠNG HIỆU.
Shopify gia tăng 62% các cửa hàng mới trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 so với 6 tuần trước đó. Trong khi đó, mối quan tâm tìm kiếm về người bán (seller) ở SEA tăng hơn 20% trong tháng 5 so với tháng 4, mặc dù các cửa hàng bán lẻ đã được phép mở cửa trở lại ở 1 số thị trường.
Các thị trường trực tuyến hiện tại cũng đang góp phần vào quá trình tăng trưởng này, ngày càng có nhiều sự chuyển dịch từ mô hình bán hàng truyền thống tại các cửa hàng sang hình thức trực tuyến. Một số trong số đó phải kể đến như: Lazada University, Shopee University, và Tokopedia Pusat Edukasi Seller với các khóa học cho chủ cửa hàng thương mại điện tử về cách tận dụng tối đa sự hiện diện của họ trên các nền tảng trực tuyến.
Vì vậy, khi cơ hội tìm kiếm khách hàng mới đang cao hơn bao giờ hết, các nhà tiếp thị cần tìm ra những điểm chung tương đồng với đối tượng mục tiêu và có chiến lược tiếp thị sáng tạo, hấp dẫn để tăng phạm vi tiếp cận.
Chúng tôi cũng ghi nhận sự thay đổi về mối quan tâm của người dùng (trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội) với các mặt hàng không quan trọng như: thiết bị nhà thông minh để nâng cao trải nghiệm tại nhà, các dụng cụ nấu ăn để chế biến các công thức nấu ăn mới, các mặt hàng vitamin bổ sung để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sự quan tâm của người tiêu dùng về các thiết bị nhà bếp như nồi chiên không dầu, nồi hơi đã tăng 190% tại Singapore trong khoảng thời gian giãn cách xã hội. Tại Việt Nam cũng chứng kiến mức tăng trưởng 68% với các thiết bị như máy xay và các máy pha cà phê, con số này là 33% tại Philippines.
Khi mọi người không ra ngoài, họ sẽ tập trung vào nâng cấp không gian sống trong nhà. Tại Thái Lan, mối quan tâm tìm kiếm của người dùng với các thiết bị tự động hóa trong gia đình đã tăng 95% trong thời gian cao điểm giãn cách xã hội. “Smart TV” ( TV thông minh) cũng ghi nhận mức tăng 39% tại Malaysia khi người dùng tại đây tìm kiếm các cách cải thiện nhu cầu giải trí tại nhà.
Thời gian này cũng là dịp để mọi người thiết lập các thói quen lành mạnh hơn. Sự quan tâm tìm kiếm của người tiêu dùng trên toàn cầu về “vitamin” đã tăng 40% so với năm trước, với sự gia tăng nhiều nhất tại thị trường Philippines, tiếp theo đó là Indonesia. Singapore cũng ghi nhận mức độ quan tâm tìm kiếm cao với “lutein” (một loại vitamin mắt) do mọi người dành nhiều thời gian trên các thiết bị màn hình điện tử khi làm việc tại nhà.
Mặc dù sự quan tâm tìm kiếm của người dùng đối với một số mặt hàng tăng lên, các marketers vẫn nên thận trọng với cuộc khủng hoảng tài chính do dịch bệnh Covid-19 gây ra cũng có sự tác động nhất định đến các hộ gia đình. Trên thực tế, 48% người Singapore được khảo sát cho biết, đại dịch đã tác động lớnđến tài chính cá nhân/ hộ gia đình của họ và con số này ở Philippines lên tới 87%.
Người tiêu dùng sẽ chi tiêu thận trọng hơn, các chương trình khuyến mãi, giảm giá sẽ được họ ưu tiên quan tâm hàng đầu. 55% người Singapore cho biết họ sẽ sẵn sàng chờ đợi một chương trình khuyến mãi trước khi mua hàng và 40% cho biết họ đang muốn thực hiện các giao dịch mua sắm ưu đãi hơn.
Đưa ra các chương trình ưu đãi giảm giá sẽ là chìa khóa trong việc giúp các marketers nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Các nhà bán lẻ sẽ cần điều chỉnh giá cả và các cách sáng tạo nhằm nhanh chóng thanh lý hàng tồn kho, và các lễ hội mua sắm năm 2020 có thể trở thành đòn bẩy cho sự phát triển của ngành.
Trong thời gian này, điều quan trọng là luôn quan tâm đến sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng và đưa các chương trình khuyến mại phù hợp. Hãy tìm hiểu cách người tiêu dùng duy trì các thói quen có ích được hình thành trong suốt quá trình giãn cách xã hội, những hành vi có tác động lâu dài đến cách họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn trong tương lai.
David Mattin, đại diện tại TrendWatching cho biết, tất cả các xu hướng mang tính lâu dài của người tiêu dùng đều được thiết lập dựa trên nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản của con người. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử sẽ được chú trọng mở rộng đầu tư hơn nữa trong thời gian tới như một quy luật tất yếu trong trạng thái ‘bình thường mới’.
Thông tin liên hệ Thiết kế website tại SIKIDO:
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO SIÊU KINH DOANH
Địa chỉ: 36 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 028.6294.1556 - Zalo 0835546839
Email: hotro@sikido.vn - kythuat@sikido.vn
Website: https://sikido.vn
Khách hàng mới ký hợp đồng với SIKIDO
Anh Khang sau khi tk web tại SIKIDO đã giới thiệu khách sử dụng 21/11/2024
Chị Tuyết đã tin tưởng ký web in ấn sau khi được SIKIDO tư vấn... 21/11/2024
Chị Uyên thiết kế web saloc tóc tại SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Hùng sử dụng dịch vụ thiết kế web trọn gói với SIKIDO ngày 21/11/2024
Anh Tân thiết kế web bán thực phẩm chức năng với SIKIDO ngày 21/11/2024
Câu chuyện thành công khi hợp tác với SIKIDO